Nhà container: Chi phí xây dựng và mẫu nhà container đẹp

Trong những năm gần đây, xu hướng xây dựng nhà container đang dần trở nên phổ biến. Đây là mô hình nhà ở lý tưởng dành cho những người có thu nhập thấp với chi phí xây dựng phải chăng và tính linh động cao. Vậy nhà container là gì? Chi phí xây dựng ra sao? Hãy cùng Zcont tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.

1. Nhà container là gì?

Nhà container là mô hình nhà ở độc đáo được tạo nên từ những container chở hàng cũ, không sử dụng. Sau đó được cải tiến lại để trở thành công trình nhà ở phù hợp với mục đích sử dụng của nhà đầu tư.

Nhà container là một loại nhà được làm từ các container vận chuyển hàng hóa. Chúng được cắt, đóng lại và bổ sung cửa, cửa sổ, hệ thống điện và nước để tạo thành các không gian sống hoặc làm việc.

Bên trong nhà container vẫn được trang bị đầy đủ các thiết bị nội thất nhằm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người ở. Mẫu nhà này có thể được treo trên cao hoặc đặt ở dưới mặt đất tùy thuộc vào sở thích của gia chủ.

2. Cấu tạo của nhà container

Nhà container có cấu tạo gồm ba bộ phận đó là:

  • Khung: Kích cỡ của khung thép phụ thuộc vào kết cấu và số tầng của ngôi nhà. Với nhà container 1 tầng thông thường, phần khung sẽ được làm từ ống thép hộp 150mm.
  • Vách: Có 4 loại tường vách thường được sử dụng cho nhà lắp ghép khung thép bao gồm: tấm panel nhựa EPS, tấm bê tông nhẹ, tấm tôn thép với lớp phủ bên trong bằng thạch cao, và tấm gỗ công nghiệp siêu nhẹ
  • Sàn: Sàn của nhà container thường là sàn gỗ công nghiệp hoặc gỗ nhựa chống nước. Thiết kế này giúp cho việc vận chuyển và lắp đặt trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn.

Cấu tạo của nhà container

3. Ưu điểm và nhược điểm của nhà container

Ưu điểm của nhà container

  • Xây dựng đơn giản: Nhà Container được xây dựng từ các thùng Container với kết cấu đơn giản và không sử dụng các vật liệu xây dựng truyền thống như xi măng, gạch, đá,… Nhờ có kết cấu gọn nhẹ mà loại hình nhà ở này có thể được sử dụng cho nhiều địa hình khác nhau và dễ dàng di dời khi cần thiết.
  • Tiết kiệm chi phí: Mô hình nhà ở container có thể giúp bạn tiết kiệm từ 30-60% chi phí xây dựng so với nhà ở thông thường. Chính vì thế đây là loại hình nhà ở phù hợp với những người có thu nhập thấp hoặc điều kiện tài chính hạn hẹp.
  • Tính linh động cao: So với nhà ở truyền thống, nhà container có tính linh động cao khi có thể dễ dàng di dời chỉ bằng việc lắp thêm bánh xe bên dưới. Ngoài ra việc xây dựng và mở rộng không gian sống với nhà container cũng khá đơn giản, gia chủ chỉ cần lắp ráp thêm các thùng container là có thể sở hữu ngày một không gian như ý.
  • Tiết kiệm năng lượng: Khi xây dựng một ngôi nhà container, bạn có thể tận dụng các bề mặt tiếp xúc của nhà để lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời. Từ đó giúp tiết kiệm năng lượng và chi phí sinh hoạt cho gia đình. Đồng thời làm giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.
  • Sử dụng được cho nhiều mục đích: Mô hình nhà ở này khá linh động về mục đích sử dụng. Bạn rất có thể sử dụng nhà container để làm nhà kho, nhà ở, văn phòng, hàng quán, homestay, cho thuê,…

Ưu điểm của nhà container

Nhược điểm của nhà container

Mặc dù nhà container có nhiều ưu điểm như tính linh hoạt, thời gian xây dựng nhanh và chi phí thấp hơn so với nhà truyền thống, tuy nhiên, cũng có một số nhược điểm cần lưu ý, bao gồm:

  • Chưa phổ biến: Hiện nay, nhà container vẫn còn là một mô hình mới và chưa thực sự phổ biến ở Việt Nam. Bởi nó được đánh giá là không phù hợp với cảnh quan đô thị và kiến trúc nhà ở truyền thống của người Việt.
  • Tuổi thọ thấp: Tuổi thọ trung bình của những chiếc container thường là trên 50 năm. Tuy nhiên với điều kiện khí hậu nóng ẩm mưa nhiều ở Việt Nam thì tuổi thọ của những căn nhà ở bằng container sẽ giảm xuống chỉ còn khoảng 15 -20 năm. Vì thế mô hình này chỉ phù hợp với nhu cầu ở ngắn hạn.
  • Không gian hạn chế: Container thường có kích thước nhỏ và hạn chế về không gian so với nhà truyền thống, do đó, cần phải thiết kế và sử dụng không gian trong nhà một cách tối ưu để đảm bảo tiện nghi cho cuộc sống.
  • Điều kiện thời tiết ảnh hưởng đến mức độ thoải mái: Container có khả năng truyền nhiệt tốt hơn so với nhà truyền thống, điều này có thể ảnh hưởng đến mức độ thoải mái trong nhà trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
  • Tiếng ồn và rung động: Container có thể phát ra tiếng ồn và rung động khi có động đất hoặc khi có tiếng ồn bên ngoài.

Nhược điểm của nhà container

Nhược điểm của nhà container

4. So sánh nhà container và nhà xây truyền thống

  • Chi phí đầu tư

So với mô hình nhà xây truyền thống, nhà container có chi phí đầu tư xây dựng tương đối thấp. Chủ đầu tư có thể thuê hoặc mua một nhà container về để cải tạo và trang trí theo ý thích mà không cần phải xây dựng hay sửa sang nhiều. Chính vì thế mà loại hình nhà ở này sẽ là sự lựa chọn phù hợp cho những người có điều kiện kinh tế eo hẹp.

Trong khi đó mô hình nhà ở truyền thống đòi hỏi mức phí đầu tư cao hơn so với nhà container với đa dạng các nguyên vật liệu dùng để xây dựng như sắt thép, xi măng, gỗ.

  • Thời gian xây dựng

Nhà container có thời gian xây dựng và hoàn thiện tương đối nhanh chỉ trong vòng 2-3 tháng kể từ khi khởi công. Nhờ đó giúp cho gia chủ nhanh chóng được bàn giao công trình và đi vào sử dụng.

Trong khi đó việc xây dựng nhà ở truyền thống có thể mất từ 6-8 tháng, tùy vào diện tích của ngôi nhà, quy mô và điều kiện thời tiết.

  • Vật tư khai thác

Nhà container thường được thiết kế theo hình dạng nguyên khối, cho phép chủ đầu tư có thể dễ dàng lắp ghép từ hai hoặc nhiều thùng container lại với nhau để tạo thành một ngôi nhà hoàn chỉnh. Việc cải tạo nhà container thường diễn ra không quá phức tạp và không đòi hỏi quá nhiều vật tư như nhà xây truyền thống. Chỉ với các bước cơ bản như lát sàn gỗ, sơn phủ, ốp tường,… là bạn đã có ngay một nhà container hoàn hảo cho riêng mình.

Trong khi đó đối với nhà ở truyền thống, việc xây dựng cần đến rất nhiều công đoạn và vật tư khác nhau. Chẳng hạn như đối với phần móng, đây là phần quan trọng nhất của ngôi nhà và cần phải được gia cố chắc chắn bằng bê tông cốt thép và sắt đá. Bên trong ngôi nhà, bạn có thể lát sàn gỗ hoặc sàn gạch tùy theo nhu cầu sử dụng.

  • Khả năng di dời

Một trong những điểm đặc biệt của nhà container đó là nó có khả năng di dời dễ dàng chỉ bằng các loại xe chuyên dụng. Việc di dời được diễn ra nhanh chóng mà không gây ảnh hưởng đến kết cấu của nhà.

Trong khi đó, đối với nhà ở truyền thống việc di dời là vô cùng khó khăn bởi kết cấu nhà được giữ cố định bởi phần nền móng vững chắc. Do đó chủ đầu tư không thể di dời nhà mà chỉ có thể đập đi để xây lại.

  • Kích thước

So với nhà ở truyền thống, nhà container bị giới hạn đáng kể về kích thước. Kích thước của thùng là cố định kể cả khi được lắp ghép mở rộng diện tích. Độ của trần container cũng được cố định và thường không quá cao.

Ngược lại nhà ở truyền thống thường không bị giới hạn về diện tích hay kích thước. Gia chủ có thể xây dựng nhà với diện tích mong muốn và không cần phải lắp ghép như nhà container. Độ cao của trần nhà truyền thống cũng thường cao hơn so với nhà container.

Kích thước của nhà container bị giới hạn

Kích thước của nhà container bị giới hạn

  • Khả năng cách nhiệt và cách âm

Nhà container thường bị hạn chế về khả năng cách nhiệt và cách âm do lớp vỏ ngoài bằng thép dễ dẫn đến tình trạng hấp thụ nhiệt. Vì thế gia chủ cần lắp thêm những thiết bị làm mát cho nhà container hoặc kính cách âm để đảm bảo sự riêng tư cho gia đình.

2 những suy nghĩ trên “Nhà container: Chi phí xây dựng và mẫu nhà container đẹp

  1. Pingback: Muốn xây nhà container 50 triệu, cần biết 5 điều này trước đã - zcont.vn - Container lạnh, container kho

  2. Pingback: Lựa chọn nào phù hợp hơn giữa Container Văn Phòng từ Vỏ Lạnh và Vỏ Khô? - zcont.vn - Container lạnh, container kho

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

LIÊN HỆ TƯ VẤN